Công đoàn trường ĐHKHXH&NV tổ chức thành công Tọa đàm "Gắn kết giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế"
07/03/2023
Ngày 29/12 vừa qua, Công đoàn trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức thành công Tọa đàm: "Gắn kết giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế". Tham dự Tọa đàm có BCH Công đoàn trường; đại diện BCH các công đoàn bộ phận; đông đảo công đoàn viên.
Sự kiện do Ban Chuyên môn Công đoàn chủ trì đã nhận được sự quan tâm, tham dự của GS.TS Hoàng Anh Tuấn (Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV). Phát biểu tại Tọa đàm, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao sự sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động gắn với chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Công đoàn trường không chỉ là chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho công đoàn viên mà còn xác định phát triển chuyên môn, tăng cường hoạt động phục vụ cộng đồng. Đây là một hướng đi đúng và được ĐHQGHN đánh giá cao. Hiện nay, nghiên cứu khoa học gắn liền với công bố quốc tế luôn là vấn đề được các cán bộ Nhà trường rất quan tâm. Năm 2022 số bài công bố đã tăng mạnh, tuy chưa đáp ứng kì vọng nhưng cũng là những kết quả rất đáng ghi nhận. Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô diễn giả đã luôn đồng hành và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về công bố quốc tế để truyền cảm hứng, động lực, đam mê nghiên cứu khoa học tới các cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Thông qua những tọa đàm khoa học này, các cán bộ không chỉ có thêm được kinh nghiệm, thúc đẩy công bố quốc tế để chuẩn hóa học hàm, mà còn nâng cao được năng lực chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Các báo cáo của các nhà khoa học đã đề cập đến những vấn đề rất cụ thể từ lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách thức triển khai, phương pháp nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để có thể đăng tải trên các tạp chí có uy tín khoa học cao và nằm trong danh mục ISI/Scopus. GS.TS Nguyễn Văn Chính chia sẻ: "Công bố quốc tế như một thách thức mới, yêu cầu bắt buộc, nghiên cứu khoa học gắn liền với công bố quốc tế trở thành một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ khoa học, giảng viên của trường ĐHKHXH&NV. Để vượt qua vòng thẩm định nghiêm ngặt của các tạp chí, NXB uy tín trên giới, trước hết phải xác định được vấn đề nghiên cứu có tính mới, giải quyết được những vấn đề về lí thuyết và thực tiễn đang đặt ra; các lập luận phải rất chặt chẽ và có bằng chứng khoa học thuyết phục; trích dẫn khoa học cũng phải theo thông lệ quốc tế,...". Trong báo cáo của mình, PGS.TS Phạm Hồng Long cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về cách thức tìm kiếm danh mục tạp chí phù hợp với chuyên môn, mảng nghiên cứu của mình; tìm tài liệu tham khảo nguồn tra cứu đảm bảo tính khoa học, đáng tin cậy, cũng như lịch sử nghiên cứu vấn đề; cấu trúc một bài báo theo thông lệ chung,... Các nhà nghiên cứu trẻ cũng cần xác định tinh thần không nản chí khi bị các tạp chí từ chối, bởi cũng có thể không phải do chất lượng bài không tốt mà do vấn đề mình nghiên cứu chưa phù hợp để chủ đề của tạp chí đó, hoặc cách viết giới thiệu chưa đáp ứng quy định của tạp chí. Vì vậy, khi bị từ chối các tác giả cần tim hiểu rõ nguyên nhân, chỉnh sửa và kiên trì gửi lại. Từ thực tiễn tham gia rất nhiều đề tài NCKH các cấp, PGS.TS Nguyễn Quang Hưng đã chia sẻ bí quyết để làm sao cân đối giữa thời gian dành cho giảng dạy và NCKH, công bố quốc tế: "Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ quan trọng và hoàn toàn có thể hỗ trợ rất tốt cho nhau. Vì những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mình được phân công giảng dạy sẽ là bổ trợ về lí thuyết, thực tiễn rất tốt để bài giảng thêm sinh động. Và thông qua giảng dạy, những kết quả nghiên cứu hàn lâm có thể được truyền tải, phổ biến rộng rãi cho sinh viên, học viên, NCS, đội ngũ nhà nghiên cứu trẻ. Thông qua giảng dạy, đào tạo cũng có thể giúp kết nối với những học giả, giáo sư, chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tất nhiên việc hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ này cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía bản thân các các bộ giảng viên".
Tổng kết Tọa đàm, ThS Nguyễn Văn Thủy (Phó Chủ tịch BCH Công đoàn trường) đã gửi lời cảm ơn đến 04 thầy cô, nhà khoa học đã sắp xếp thời gian tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm hết sức quý báu, không chỉ giúp trang bị thêm hiểu biết về cách thức xây dựng một bài báo quốc tế chất lượng, có thể đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín; mà quan trọng hơn là tiếp thêm động lực, sự tự tin trong nghiên cứu khoa học gắn liền với công bố quốc tế cho các cán bộ giảng viên, nhà khoa học trẻ của trường ĐHKHXH&NV. BCH Công đoàn trường rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, tham gia nhiệt tình của các thầy cô, các nhà khoa học, các công đoàn viên trong hoạt động chuyên môn của Công đoàn.
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao sáng kiến tổ chức các hoạt động gắn liền với chuyên môn của BCH Công đoàn trường
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã được lắng nghe những chia sẻ đến từ 04 diễn giả đã có nhiều công trình, bài báo đăng tải ở các NXB, tạp chí quốc tế có uy tín khoa học cao: GS.TS Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học) với báo cáo "Thiết kế nghiên cứu hướng tới công bố quốc tế"; PGS.TS Phạm Hồng Long (Khoa Du lịch học): "Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và công bố quốc tế"; PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (Khoa Triết học): "Thực hiện đề tài NCKH các cấp gắn với công bố quốc tế"; TS Nguyễn Thu Trang (Khoa Xã hội học): "Chia sẻ kinh nghiệm về công bố quốc tế, tiếp cận từ nghiên cứu định tính".Các báo cáo của các nhà khoa học đã đề cập đến những vấn đề rất cụ thể từ lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách thức triển khai, phương pháp nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để có thể đăng tải trên các tạp chí có uy tín khoa học cao và nằm trong danh mục ISI/Scopus. GS.TS Nguyễn Văn Chính chia sẻ: "Công bố quốc tế như một thách thức mới, yêu cầu bắt buộc, nghiên cứu khoa học gắn liền với công bố quốc tế trở thành một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ khoa học, giảng viên của trường ĐHKHXH&NV. Để vượt qua vòng thẩm định nghiêm ngặt của các tạp chí, NXB uy tín trên giới, trước hết phải xác định được vấn đề nghiên cứu có tính mới, giải quyết được những vấn đề về lí thuyết và thực tiễn đang đặt ra; các lập luận phải rất chặt chẽ và có bằng chứng khoa học thuyết phục; trích dẫn khoa học cũng phải theo thông lệ quốc tế,...". Trong báo cáo của mình, PGS.TS Phạm Hồng Long cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về cách thức tìm kiếm danh mục tạp chí phù hợp với chuyên môn, mảng nghiên cứu của mình; tìm tài liệu tham khảo nguồn tra cứu đảm bảo tính khoa học, đáng tin cậy, cũng như lịch sử nghiên cứu vấn đề; cấu trúc một bài báo theo thông lệ chung,... Các nhà nghiên cứu trẻ cũng cần xác định tinh thần không nản chí khi bị các tạp chí từ chối, bởi cũng có thể không phải do chất lượng bài không tốt mà do vấn đề mình nghiên cứu chưa phù hợp để chủ đề của tạp chí đó, hoặc cách viết giới thiệu chưa đáp ứng quy định của tạp chí. Vì vậy, khi bị từ chối các tác giả cần tim hiểu rõ nguyên nhân, chỉnh sửa và kiên trì gửi lại. Từ thực tiễn tham gia rất nhiều đề tài NCKH các cấp, PGS.TS Nguyễn Quang Hưng đã chia sẻ bí quyết để làm sao cân đối giữa thời gian dành cho giảng dạy và NCKH, công bố quốc tế: "Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ quan trọng và hoàn toàn có thể hỗ trợ rất tốt cho nhau. Vì những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mình được phân công giảng dạy sẽ là bổ trợ về lí thuyết, thực tiễn rất tốt để bài giảng thêm sinh động. Và thông qua giảng dạy, những kết quả nghiên cứu hàn lâm có thể được truyền tải, phổ biến rộng rãi cho sinh viên, học viên, NCS, đội ngũ nhà nghiên cứu trẻ. Thông qua giảng dạy, đào tạo cũng có thể giúp kết nối với những học giả, giáo sư, chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tất nhiên việc hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ này cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía bản thân các các bộ giảng viên".
TS Nguyễn Thu Trang đưa ra những ví dụ cụ thể về vai trò của định tính trong nghiên cứu khoa học trên cơ sở kết quả thực tiễn của những nghiên cứu trong ngành Công tác xã hội
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã trao đổi, thảo luận rất sôi nổi, cởi mở về những nội dung các diễn giả đã chia sẻ đã cho thấy đây là một chủ đề được rất nhiều giảng viên quan tâm. Các nhà khoa học trẻ đều đánh giá rất cao ý nghĩa của buổi Tọa đàm vì đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề rất cụ thể liên quan đến việc làm thế nào cân đối và gắn kết giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, để xây dựng một nghiên cứu có chất lượng, đồng thời có thể công bố được trên các tạp chí quốc tế có uy tín khoa học cao. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng mong muốn trong thời gian tới Nhà trường và BCH Công đoàn có thêm nhiều Tọa đàm, Hội thảo về những vấn đề chuyên sâu và cụ thể hơn: cách thức tìm kiếm thông tin về các tạp chí phù hợp với chuyên môn; hay cách đặt Tiêu đề (Title), viết Tóm tắt (Abstract or Summary)... sao cho đúng yêu cầu và hấp dẫn;...Tổng kết Tọa đàm, ThS Nguyễn Văn Thủy (Phó Chủ tịch BCH Công đoàn trường) đã gửi lời cảm ơn đến 04 thầy cô, nhà khoa học đã sắp xếp thời gian tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm hết sức quý báu, không chỉ giúp trang bị thêm hiểu biết về cách thức xây dựng một bài báo quốc tế chất lượng, có thể đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín; mà quan trọng hơn là tiếp thêm động lực, sự tự tin trong nghiên cứu khoa học gắn liền với công bố quốc tế cho các cán bộ giảng viên, nhà khoa học trẻ của trường ĐHKHXH&NV. BCH Công đoàn trường rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, tham gia nhiệt tình của các thầy cô, các nhà khoa học, các công đoàn viên trong hoạt động chuyên môn của Công đoàn.
Tác giả bài viết: Hạnh Quỳnh