Tìm hiểu về CV xin việc và cách viết CV ấn tượng, thu hút

03/05/2024

Trong quá trình tìm kiếm công việc mơ ước, chắc hẳn mọi người đã rất quen thuộc với CV - một trong số những giấy tờ quan trọng nhất đối với ứng viên. Vậy, hãy cùng đi tìm hiểu cách viết CV xin việc đúng chuẩn, tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng qua bài viết dưới đây nhé!

cach-viet-cv-xin-viec-an-tuong

I. Hướng dẫn tạo CV xin việc

1. Tạo CV xin việc trên máy tính

Để tạo CV xin việc trên máy tính một cách dễ dàng, ta có thể sử dụng hai phần mềm quen thuộc là Word và Excel.

- Word: Cần xác định bố cục các phần của CV, chọn nơi để ảnh rồi sử dụng table để tạo khung cho các phần khác nhau. Sau khi điền hết thông tin vào các ô, hãy nhớ chỉnh sửa lại font chữ, cỡ chữ, khoảng cách và căn lề cho bản CV của mình.

- Excel: Ứng dụng này đã có sẵn các ô để bạn trình bày CV, vậy nên hãy lưu ý việc in đậm các đề mục, trình bày bản CV theo bố cục hài hòa, logic.

2. Tạo CV xin việc qua website

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng viên giờ đây có thể dễ dàng tạo CV online qua các website tuyển dụng. JobOKO với công nghệ tạo CV tân tiến sẽ cung cấp đến bạn hơn 100 mẫu CV được chia theo từng ngành nghề chuyên biệt. Thao tác dễ dàng, mẫu mã phong phú, kèm hướng dẫn chi tiết, tự động đề xuất việc làm tức thì chính là những ưu thế vượt trột giúp quá trình ứng tuyển của bạn trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

II. Cách viết CV xin việc ấn tượng

Để có được một bản CV ấn tượng, dễ dàng lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

1. Phần thông tin cá nhân

Phần này bao gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ thông tin liên lạc (số điện thoại, email,...).

Nên:

Ở phần này, ứng viên cần ghi thông tin một cách ngắn gọn, cô đọng, cốt để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ trao đổi thêm. VD:

Họ và tên: Trần Minh Quân

Ngày sinh: 04/11/2002

Địa chỉ: Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 0123456789

Email: minhquantran41@gmail.com

Không nên:
Hãy tránh chọn các email thiếu tính chuyên nghiệp như gaunauxjnk@gmail.com hay changtraicodon29@gmail.com. Thay vào đó, email nên có đầy đủ họ tên, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận diện bạn hơn.

2. Phần học vấn

Bạn cần ghi rõ ràng tên trường, chuyên ngành bạn theo học và thời gian học tập. Đối với các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc thì đây chính là điểm nhấn cho CV của bạn thêm sáng nên cần ghi thêm những giải thưởng, thành tích mình đã đạt được trong học tập và một số phần mềm bạn biết sử dụng trong chuyên ngành của mình. VD:

Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Khoa: Báo chí và Truyền thông

Quá trình học: 09/2020 - 06/2024

Tốt nghiệp loại: Giỏi

GPA: 3.2

3. Phần kinh nghiệm làm việc

- Bạn cần sắp xếp kinh nghiệm làm việc dựa theo thứ tự từ những công việc đã làm từ trước cho đến nay. Cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV tốt nhất là gạch đầu dòng vị trí làm việc , tên công ty rồi mô tả từ 2-3 câu về công việc cụ thể bạn đã làm.

- Với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ghi công việc thực tập hoặc những việc làm thêm có liên quan đến chuyên môn. Ngoài ra, nếu có số liệu về thành tích, kết quả bạn đã đạt được trong công việc cũng nên ghi vào để thể hiện năng lực của bản thân.

4. Phần mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được lí do bạn muốn ứng tuyển vào công ty và quyết tâm muốn gắn bó lâu dài với nơi này. Đồng thời, bạn cũng cần thể hiện mục tiêu và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân trong công việc. Tuy nhiên, bạn nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngắn gọn trong khoảng từ 3-5 câu, tránh dài dòng, lan man, chiếm mất nội dung của phần khác.

5. Phần kỹ năng

Ngoài kiến thức, kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tiến tới thành công. Việc liệt kê một vài kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm sẽ giúp cho CV của bạn ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

- Các kỹ cứng: phụ thuộc vào chuyên ngành bạn học.

- Kỹ năng mềm: thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy phản biện, quản lí thời gian,...

Ở phần này, bạn nên trình bày kỹ năng trong CV bằng các kí hiệu, kí tự thể hiện kỹ năng trên thang điểm 10 để nhà tuyển dụng nhìn nhận, đánh giá nhanh và thuận tiện hơn.

6. Các phần khác

- Sở thích: Đây không phải phần quá quan trọng nhưng bạn cũng có thể đưa vào để nhà tuyển dụng hiểu hơn về con người, tính cách của bạn.

- Hoạt động ngoại khóa: Bạn có thể viết thêm những hoạt động như tình nguyện, hoạt động xã hội, các dự án phi chính phủ,... mà mình đã tham gia nhằm thể hiện tiềm năng của bản thân, thu hút nhà tuyển dụng.

- Tham chiếu: Bạn cần trình bày thông tin liên hệ của người tham chiếu như giáo viên, đồng nghiệp cũ, quản lí cũ,... để nhà tuyển dụng xác nhận những thông tin trong CV nếu cần.

III. Những lưu ý khi viết CV xin việc để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

- Tuyệt đối không được sai chính tả, ngữ pháp: Đây là lỗi thường gặp cũng khó chấp nhận nhất của ứng viên khi viết CV. Hãy rà soát lại các từ và câu để đảm bảo tính chuyên nghiệp của CV.

- Trình bày, sắp xếp CV một cách khoa học, logic: Một bản CV khoa học sẽ được sắp xếp gọn gàng, trình bày ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản, thể hiện được năng lực và kinh nghiệm của người gửi CV.

- Chú trọng vào keyword: Khi đọc JD nhà tuyển dụng đưa ra, bạn cần xem xét một số keywords về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm mà họ cần ở ứng viên. Khi viết CV, bạn có thể đưa những keywords đó vào nội dung, làm nổi bật nó bằng cách in đậm hoặc in nghiêng để nhà tuyển dụng hiểu được rằng bạn phù hợp với những điều kiện mà họ cần.

- Viết kinh nghiệm làm việc một cách chuyên nghiệp: Chỉ nên viết các công việc đã làm việc trong thời gian từ 6 tháng trở lên, liên quan đến chuyên ngành ứng tuyển. Cần chú trọng nêu thêm những thành tựu, giải thưởng mà bản thân đã làm được ở vị trí cũ.

Bài viết khác

Xem thêm